XEM LÁ SỐ
Năm sinh:
Tháng sinh:
Ngày sinh:
Giờ sinh:
LƯỢT TRUY CẬP
Thành viên đang online
:
Tổng truy cập
:

ĐỊA KHÍ - PHONG THỦY VÀ KHOA HỌC

ĐỊA KHÍ – PHONG THỦY VÀ KHOA HỌC

Trong khoa học phong thủy, có một vấn đề mà ngay cả một số thầy phong thủy cũng khó có thể giải thích được, vấn đề đó vẫn hay gặp trong thực tế khi thiết kế phong thủy cho gia chủ đó là: Mặc dù cổng, cửa, hướng nhà, các khu chức năng trong nhà được bố trí đúng theo lý luận phong thủy, đều nằm vào các cung, hướng tốt, có tổ hợp sao tốt bay tới nhưng gia chủ vẫn không có tài lộc, làm ăn vẫn không lên, thâm chí còn bị bệnh tật và vận thế thì ngày càng đi xuống. Vậy nguyên nhân của điều đó do đâu?

Thực tế cho thấy, đó là do các thầy địa lý đã bỏ qua việc tính toán, đo đạc các yếu tố liên quan đến địa từ trường, địa khí thực tế của khu đất, nơi mà khí từ dưới lòng đất bức xạ lên.

Như chúng ta đã biết, người xưa đã từng tìm ra địa khí (từ trường dưới lòng đất), đồng thời cũng phát minh ra la bàn phong thủy. Ngành vật lý hiện đại cũng đã chứng minh, trái đất mà loài người chúng ta đang sinh sống cấu tạo chủ yếu bởi lớp nguyên tố sắt, Ni-ken dày đặc với đường kính lên tới vài chục kilomet. Lớp vật chất này khiến cho trái đất trở thành một trường lực từ mạnh giới hạn bởi hai cực Nam và Bắc. Trường lực từ này cân bằng với trái đất, giúp mọi vật thể trên bề mặt trái đất giữ được tính ổn định và chịu lực hút của trái đất.

Trong quá trình trái đất tự chuyển động và xoay quanh mặt trời đã sinh ra lực hấp dẫn rất lớn của từ trường, điều này thể hiện được tính phương hướng của lực từ trái đất. Vào thế kỷ thứ VIII Công nguyên, người Trung Quốc đã phát hiện ra kim chỉ nam, ngày nay người ta đã dựa vào đó để chế tạo ra các loại la bàn với độ chính xác rất cao.

Việc dùng la bàn để xác định phương vị tốt chính là khám phá hiện tượng phương vị học từ trường mà chúng ta cần nghiên cứu.

Phương vị nhà ở và âm trạch luôn chịu tác động, ảnh hưởng rất lớn bởi lực hấp dẫn của từ trường. Chính vì thế mà mục đích của Phong thủy học chính là khám phá loài người và môi trường sống của con người để tìm ra phương vị, vị trí thích hợp, thuận với phương vị của từ trường để có lợi cho sự phát triển và tồn tại của con người.

Trong phong thủy học, người ta tính toán sự cát hung dựa trên thuyết Thiên - Địa - Nhân cảm ứng, còn gọi là thuyết Tam tài Thiên - Nhân - Địa. Thuyết tam tài này được coi như là nguyên lý bao trùm cả vũ trụ.

Địa khí là khí của mặt bằng đất, nơi con người sinh sống. Địa khí phong thủy được chia ra thành âm khí và dương khí, hay còn gọi là Nguyên khí và Thực khí. Nguyên khí là khí đi chìm, khí từ lòng đất bốc lên nên còn được gọi là âm khí. Thực khí là khí đi nổi trên mặt đất nên còn được gọi là Dương khí hay Môn khí.

Nguyên khí lực mạnh hơn thực khí nhưng phát tác chậm.

Thực khí lực yếu hơn nhưng phát tác nhanh.

Nguyên khí của ngôi nhà được xác định dựa theo độ số của hướng nhà, phương tọa ngôi nhà, kết hợp với hình thể kiến trúc, số tầng, số phòng quy lý ngũ hành mà ta có được cửu cung Nguyên khí. Phương pháp xác định dựa theo 64 cục lập thành đồ thư. Đồng thời phải kết hợp với sơ đồ thực khí để phán đoán.

Thực khí được xác định dựa theo độ số của hướng cửa chính (hướng từ tâm nhà tới tâm cửa chính) kết hợp độ số của phương tọa nhà mà an thần sát, từ đó có được cửu cung khí trường. Phương pháp xác định dựa vào việc phân cung điểm thần sát.

Trên là khát quát cách tính toán địa khí theo lý luận cao cấp của phong thủy học nhằm bố trí các khu chức năng, nội thất cho nhà ở.

Khoa học hiện nay đã chế tạo ra được những loại thiết bị có thể đo được địa từ trường, chúng ta có thể dùng các loại máy móc hiện đại đó để đo và đánh giá địa từ trường ở các khu vực trong một khu đất, căn nhà từ đó xác định mức độ tốt xấu của địa từ trường rồi tìm ra các vị trí cũng như tìm cách hóa giải thích hợp để bố trí.

Tuy nhiên, việc bố trí nội thất, các khu vực trong nhà theo bố cục phong thủy đều sẽ dẫn đến thay đổi một phần khí trường của ngôi nhà. Do đó, dùng máy móc kết hợp với lý luận của các trường phái phong thủy để hóa giải và bố trí sẽ cho chúng ta một kết quả lý tưởng.

By: Nguyễn Trọng Hậu - Phong thủy Nam Việt

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

1. Những chú ý khi đặt sư tử đá trước cổng, cửa chính

2. Những điều nên và không nên liên quan đến cửa chính

3. Thiết kế phòng tắm, phòng vệ sinh theo phong thủy hiện đại

4. Hướng nhà tốt nhất

5. Thiết kế, bố trí phòng khách chuẩn phong thủy

6. Thiết kế mặt sàn phòng bếp theo phong thủy

7. Hướng nhà chung cư theo quan điểm phong thủy

8. Cảm xạ học, lịch sử cảm xạ học

9. Các dụng cụ cảm xạ và ứng dụng của cảm xạ học