XEM LÁ SỐ
Năm sinh:
Tháng sinh:
Ngày sinh:
Giờ sinh:
LƯỢT TRUY CẬP
Thành viên đang online
:
Tổng truy cập
:

DỤNG THẦN BÁT TỰ - Phần 04

DỤNG THẦN BÁT TỰ LÀ GÌ? (TIẾP THEO)

Tác giả: Hoàng Đại Lục

Dông dài hồi lâu, chắc độc giả cũng muốn hỏi thế dụng thần trong sách mệnh lý cổ điển là gì thế?

Kỳ thực, định nghĩa dụng thần của cổ nhân rất đơn giản, tức: Dụng thần chính là vật khả dụng của nguyệt lệnh. Hai chữ "khả dụng" này có hai tầng ý nghĩa, một là có những thứ gì có thể dùng? Hai là dùng vào việc gì?

Nguyệt lệnh có những thứ gì có thể dùng? Có sáu thứ có thể dùng, tức: Tài, Quan, Ấn, Sát, Thực, Thương. Dùng vào việc gì? Dùng để cấu thành CÁCH CỤC. Tức là, dụng thần mà cổ nhân nói tới, kỳ thực chính là VẬT mà nguyệt lệnh dùng đến để cấu thành cách cục.

"Tử Bình Chân Thuyên - Luận dụng thần" nói rằng: "Bát tự dụng thần, chuyên cầu nguyệt lệnh. Dĩ nhật can phối nguyệt lệnh địa chi, nhi sinh khắc bất đồng, cách cục phân yên". "Thần Phong Thông Khảo - Thủ cách chỉ quyết ca đoán" nói rằng: "Dĩ nhật vi chủ bản, nhi thủ đề cương vi dụng. Thứ cập niên nguyệt nhật vi thực, phùng Quan khán Tài, phùng Tài khán Sát, phùng Sát khán Ấn, phùng Ấn khán Quan". "Bảo Pháp - Quyển nhị" nói: "Tử Bình chi thuật, dĩ nhật tử vi chủ, tiên khán đề cương vi trọng, thứ dụng niên nguyệt nhật thời chi, hội thành cách cục phương khả đoán chi, giai dĩ nguyệt lệnh vi dụng, bất khả dĩ niên thủ cách".

 

Những lời trên của cổ nhân khi nói đến dụng thần, tất cả đều nhấn mạnh tìm ở nguyệt lệnh, các sách đều coi dụng thần với cách cục làm một. Chúng ta chớ có tưởng rằng cổ nhân nói không rõ ràng, không logic (như Từ Lạc Ngô đại sư tưởng thế), nói không rõ sự tồn tại của dụng thần cân bằng nào là phù ức, điều hậu, thông quan. Thực ra trong mắt cổ nhân, dụng thần chính là vật mà nguyệt lệnh dùng để cấu thành cách cục, hoặc nói dụng thần và cách cục là một.

Chính bởi vì dụng thần chỉ là vật mà nguyệt lệnh dùng để định cách, không phải ở bất cứ vị trí nào khác dùng để cân bằng ngũ hành bát tự, cho nên cổ nhân mới gồm dụng thần và cách cục vô làm một, và đem cách cục vật khả dụng của nguyệt lệnh gọi là nội cách, mà cách cục vật không khả dụng của nguyệt lệnh gọi là ngoại cách (xin tham khảo cuốn "Tử Bình Chân Thuyên Bản Nghĩa của tác giả). Chúng ta biết rằng mệnh lý hiện hành chọn dụng thần không chú trọng đến nguyệt lệnh, cho nên cách cục không phân làm nội cách và ngoại cách, hoặc nói không rõ nguyên do sự phân chia nội cách ngoại cách.

Chính bởi vì dụng thần là vật khả dụng của nguyệt lệnh, không hề là mấu chốt của cả bát tự, cho nên có lúc xuất hiện hiện tượng "dụng thần quá nhiều", dụng thần đã quá nhiều thì mới có câu " dụng thần có cái bỏ đi có cái không thể bỏ đi" và "ngại gì mà không tổn đến dụng thần (hà sầu tổn dụng)", thế mới xuất hiện cách cục câu "Khí Ấn tựuTài", "Khí Quan tựu Thực" v.v... Nếu không thì theo lối suy nghĩ của mệnh lý hiện hành thì chẳng ai giải thích rõ được mấy câu trên.

Chính bởi vì dụng thần là vật khả dụng của nguyệt lệnh, không nhất định là thứ có ích đối với nhật chủ, cho nên dụng thần mới phân thiện và ác, với thiện dụng thần Tài, Quan, Ấn, Thực phải sử dụng với tính chất phù trợ, đối với ác dụng thần Sát, Kiêu, Thương, Nhận thì phải sử dụng có tính chế ước. Cho nên "Ngũ Ngôn Độc Bộ" mới nói " Có Sát thì trước tiên luận Sát, không có Sát mới luận dụng", là bởi vì "Các cách suy cho rõ, lấy Sát làm trọng" ấy mà. Dụng thần của mệnh lý hiện hành phải luận trước cả Sát, lại còn không được chế ước Sát nữa.

Có người phản bác: Trong "Thần Phong Thông Khảo" tuy không có chương tiết chuyên luận dụng thần, nhưng còn có "Bệnh dược thuyết" trứ danh đấy thôi? Trương Nam nói "Dược" chẳng phải là dụng thần của mệnh lý hiện hành hay nói hay sao?

Đúng, mệnh lý hiện hành hay lấy thuyết bệnh dược của Trương Nam để mượn làm dụng thần cân bằng. Nhưng nếu chúng ta đọc kỹ nguyên văn sẽ phát hiện "Dược thần" mà Trương Nam nói chẳng phải là dụng thần cái gì cả. Nguyên văn: "Như dụng Tài kiến Tỷ Kiếp vi bệnh, hỷ kiến Quan Sát vi dược dã. Như dụng Thực Thần Thương Quan, dĩ Ấn vi bệnh, hỷ Tài vi dược dã". Ở đây chẳng phải rõ ràng nói trước "Dụng Tài", sau đó mới nói "Kiến Tỷ Kiếp vi bệnh, hỷ kiến Quan Sát vi dược" hay sao? Câu sau "Như dụng Thực Thần Thương Quan", cũng chính là lấy Thực Thần Thương Quan làm dụng thần. Tài là dụng, Tỷ Kiếp là bệnh, Quan Sát là dược ; Thực Thương là dụng, Ấn là bệnh, Tài là dược, ý quá rõ rồi gì nữa? Còn lý do nào để nói dược thần của Trương Nam chính là dụng thần không?

Kỳ thực, dược thần của Trương Nam chính là "Tướng thần" mà "Tử Bình Chân Thuyên" đã nói tới, chẳng qua Trương Nam không gọi nó là tướng thần mà thôi.

 

Nguồn: Sưu tầm tổng hợp - Hết phần 04