Dịch Cân Kinh
DỊCH CÂN KINH - BÍ QUYẾT LUYỆN TRƯỜNG SINH
Dịch cân kinh (chữ hán nghĩa là "cuốn kinh chỉ phép co duỗi gân"), có nơi gọi là Dịch cân tẩy tủy kinh hay Đạt Ma dịch cân kinh, là một cuốn sách võ thuật dạy cách thổ nạp chân khí, nhằm cường thân, kiện thể, trường sinh.
Dịch Cân Kinh và Tẩy Tủy Kinh là hai loại bí kíp khác nhau. Dịch Cân Kinh là một bí kíp chỉ dẫn cách vận khí nhằm cường thân kiện thể và trường sinh bất lão. Tẩy Tủy Kinh thì chỉ dẫn cách vận khí để trị nội thương. Hai cuốn bí kíp này được tin rằng do một vị sư của Ấn Độ, Đạt Ma Tổ Sư soạn ra và để trong Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm Tự. Nghe nói sau này, cuốn Tẩy Tủy Kinh bị thất truyền và không còn ai biết nó nằm ở đâu.
Nguồn gốc:
Có nhiều giả thiết về nguồn gốc, xuất xứ của Dịch Cân kinh. Một giả thiết do Kim Dung đưa ra là do Bồ Đề Đạt Ma viết ra sau 9 năm quay mặt vào tường trên Chùa Thiếu Lâm suy nghĩ, vào khoảng thế kỷ thứ VI. Giả thiết khác cho rằng bộ sách xuất hiện đầu nhà Thanh.
Nội công Dịch cân kinh:
Mặc dù ông Trần Đại Sỹ nói rằng Dịch cân Kinh không có nguồn gốc từ chùa Thiếu Lâm nhưng ở đó có lưu truyền một bản Dịch cân Kinh khác, theo tài liệu thì nó được các nhà sư Thiếu Lâm cất giữ và luyện tập từ khi Bồ Đề Đạt Ma viết ra nó vào khoảng thế kỷ thứ VI. Nếu như các bản Dịch Cân Kinh được lưu truyền rộng rãi và biết đến nhiều hơn là nói về phương pháp tập luyện khí công thì nội dung của cuốn sách này là hướng dẫn việc tập nội công vô cùng cao siêu, thâm hậu. Bộ kinh gồm 24 thức được chia ra làm 2 phần:
- Bộ trước của Dịch cân kinh(tiền bộ Dịch Cân Kinh): bao gồm 12 thức, là những bí quyết nhập môn, mục đích luyện là để khí và lực luôn đi đôi với nhau, làm cho tinh thần sung túc, người luyện như được hoán gân chuyển cốt vậy.
- Bộ sau của Dịch cân Kinh (hậu bộ Dịch Cân Kinh): gồm có 12 thức, là những thế luyện dẫn dắt học giả đến với cảnh giới của nội công thượng thừa, tùy ý mà dẫn khí tới mọi nơi trong cơ thể mà cũng được vô bệnh, trường thọ.
Người luyện được sẽ trở thành mình đồng da sắt, đao thương bất nhập, thân tâm siêu phàm nhập thánh nhưng nếu luyện sai sẽ bị "Tẩu hỏa nhập ma, thân bại danh liệt". Cả hai đều chỉ cách nhau 1 đường tơ kẽ tóc, rất nguy hiểm. Vì vậy, bản kinh thư này không được phổ biến.
Nguồn: Phong thủy Nam Việt tổng hợp
BÀI VIẾT PHONG THỦY
2. Luận đoán cát hung của cửu tinh trong Hà Đồ - Lạc Thư
3. Thiết kế Phòng bếp theo phong thủy
4. Phương pháp bố trí cầu thang theo phong thủy
5. Phương pháp chọn hướng nhà tốt nhất
6. Những chú ý khi dùng Sư Tử đá
7. Bố trí phòng trẻ nhỏ theo phong thủy
8. Cách chọn hướng khi mua chung cư