XEM LÁ SỐ
Năm sinh:
Tháng sinh:
Ngày sinh:
Giờ sinh:
LƯỢT TRUY CẬP
Thành viên đang online
:
Tổng truy cập
:

HÀ ĐỒ, LẠC THƯ VÀ BÁT QUÁI

PHONG THỦY HỌC CƠ BẢN – PHẦN 1

HÀ ĐỒ, LẠC THƯ VÀ BÁT QUÁI 

3. Mối tương quan giữa Hà Đồ và Lạc Thư

Hà Đồ và Lạc Thư là hai đồ hình thần bí của Trung Quốc, được lưu truyền từ thời Cổ Đại, là nguồn gốc của thuật số Âm Dương Ngũ Hành và Bát Quái. Bát Quái, Ngũ hành, Can Chi về sau này đều được nảy sinh từ đó và đều phối hợp với hai đồ hình này. Trên thực tế, Hà Đồ và Lạc Thư không phải là hai đồ hình độc lập, khác nhau mà chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu ta xoay ngược Hà Đồ thì sẽ trở thành Lạc Thư.

Hình vẽ thể hiện mối quan hệ giữa Hà Đồ và Lạc Thư

 

Trên đồ hình ta thực hiện xoay các số chắn là 2-4 - 8-6 sang trái ta sẽ có đồ hình của Lạc Thư.

4. Quá trình hình thành Bát Quái

“Hệ từ truyện” nói rằng: Dịch có Thái Cực; Thái cực sinh Lưỡng nghi; Lưỡng nghi sinh Tứ tượng; Tứ tượng sinh Bát Quái.

Thiệu Khang Tiết nói rằng: Thứ tự của Tiên Thiên Bát Quái là Càn 1; Đoài 2; Ly 3; Chấn 4; Tốn 5; Khảm 6; Cấn 7; Khôn 8. Trong đó, Càn-Đoài-Ly-Chấn thuộc Dương; Tốn-Khảm-Cấn-Khôn thuộc Âm. 

Trong Tiên Thiên Bát Quái, Càn và Đoài là Thái Dương; Ly, Chấn là Thiếu Âm; Tốn, Khảm là Thiếu Dương; Cấn, Khôn là Thái Âm.

Thứ tự trong Tiên Thiên Bát Quái được gọi là thứ tự của Bát Quái Phục Hy, là nội dung quan trọng trong Tiên thiên học của Thiệu Ung (Thiệu Khang Tiết) thời Bắc Tống. 

 

Nguồn: Nam Việt Fengshui!