XEM LÁ SỐ
Năm sinh:
Tháng sinh:
Ngày sinh:
Giờ sinh:
LƯỢT TRUY CẬP
Thành viên đang online
:
Tổng truy cập
:

HUYỀN KHÔNG NGŨ HÀNH

HUYỀN KHÔNG NGŨ HÀNH

Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản là: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ được gọi là Ngũ hành, Ngũ hành ở đây không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật.

Trong khoa học phong thủy, Ngũ hành là một trong những lý thuyết căn bản nhất, làm nền tảng cho mọi học thuyết của các dạng học thuật Phương Đông.

Học thuyết Ngũ hành được dùng để diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản còn gọi là Tương sinh và Tương khắc.

Trong mối quan hệ tương Sinh thì Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy và Thủy sinh Mộc.

Trong mối quan hệ tương Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim và Kim khắc Mộc.

Ngũ hành Huyền không cũng tuân theo quy luật tương sinh và tương khắc, bao gồm 2 dạng, đó là: Tiểu huyền không Ngũ hành và Đại huyền không Ngũ hành.

Tiểu huyền không Ngũ hành do Dương Quân Tùng lập ra để đo lường thủy, sa mà đoán định sự việc cát, hung.

Sau đây là 24 sơn được quy lý ngũ hành như sau:

Ất, Dậu, Bính, Đinh sơn thuộc Hỏa,

Càn, Khôn, Mão, Ngọ, Kim đồng tọa,

Hợi, Quý, Cấn, Giáp thuộc Mộc thần,

Dần, Thân, Tân, Tốn kiêm Tý, Tỵ,

Hợp với Thìn, Nhâm bát Thủy thần,

Tuất, Canh, Sửu, Mùi tứ sơn Thổ,

Huyền không ngũ hành tác bảo chân.

Đại huyền không ngũ hành với 24 sơn được quy lý ngũ hành như sau:

          Tý, Dần, Thìn, Cấn, Ất, Bính thuộc Kim. Công vị Nhất Long.

          Ngọ, Thân, Tuất, Khôn, Nhâm, Tân thuộc Mộc, Nhị Long.

          Mão, Tỵ, Sửu, Đinh, Canh, Càn thuộc Thủy-Thổ, Tam Long.

          Mùi, Dậu, Hợi, Quý, Giáp, Tốn thuộc Hỏa, Tứ Long.

Đại huyền không Ngũ hành được hình thành và ghi lại trong Tứ kinh thuộc “Thiên Ngọc Kinh”. Trong đó:

- “Thiên bảo kinh” thuộc công vị thứ nhất, hành Kim.

- “Long tử kinh” thuộc công vị thứ hai, hành Mộc.

- “Huyền nữ kinh” thuộc công vị thứ 3, hành Thủy – Thổ.

- “Bảo chiếu kinh” thuộc công vị thứ 4, hành Hỏa.

Khi sử dụng cần chú ý: xét sơn hướng sẽ dùng sơn Địa chi còn xét Thủy lai phải đáo sơn Thiên can hoặc Tứ duy. Kết hợp Công vị thứ nhất với công vị thứ 3 tạo thành thế Kim sinh Thủy, Công vị thứ 2 kết hợp với công vị thứ 4 tạo thành thế Mộc sinh Hỏa. Ngoài ra, ta cũng dùng Hướng và Thủy cùng một công vị, gọi là dụng cùng Hành.

Nguồn: Trọng Hậu Fengshui tổng hợp