XEM LÁ SỐ
Năm sinh:
Tháng sinh:
Ngày sinh:
Giờ sinh:
LƯỢT TRUY CẬP
Thành viên đang online
:
Tổng truy cập
:

02 - HUYỀN KHÔNG LỤC PHÁP THƯ HÙNG PHỐI ÂM DƯƠNG

02 - HUYỀN KHÔNG LỤC PHÁP

THƯ HÙNG PHỐI ÂM DƯƠNG

Thư hùng chính là âm dương; thư hùng chẳng qua là tên gọi khác của âm dương mà thôi. Sự khác biệt là, âm dương dùng để nói đến khí vô hình, còn thư hùng dùng để nói đến một vật thể hữu hình nào đó.

Thư hùng của cái vô hình là bất biến, là sự giao hợp theo lẽ tự nhiên.

Nếu biến hợp với bất biến, tức là cách biến đổi lớn vậy. Tức là cái then chốt bao hàm trong huyền không .

Phân ra Âm dương mà gọi là thư hùng, nói là hình mà không nói là khí vậy. Thượng hạ đều có cái vô hình là âm dương hỗ tương qua lại, rồi sau đó mới có cái hữu hình là thư hùng hỗ tương giao cấu, thiên khí thì hạ xuống, địa khí là bay lên, đấy là sự giao cấu của đại thư hùng vậy. Sơn thì tĩnh, thủy thì động, sơn thì đứng sừng sững thủy thì chảy, đấy là sự giao cấu trên hình thể vậy.

Lớn nhỏ, mạnh yếu là hình của thư hùng mà động tĩnh cứng mềm là trạng huống của thư hùng. Nếu lớn nhỏ mà không tương hợp, động tĩnh mà không tương phối thì hùng vẫn là hùng, thư vẫn là thư, tuy có cái tên mà kỳ thật thì không giao cấu vậy. Xem địa thì điều cần thiết phải có ngoại khí hành là cái hình của thư hùng, mà sau có sanh khí của nội khí dừng để sanh, ngoại khí giao thì trong tự hợp, ấy gọi là khán thư hùng vậy. Mà thư hùng có phân ra đại và tiểu, nên trong dùng pháp mỗi vận có 1 đại thư hùng gọi là phụ mẫu quái, tức là chánh hướng của mỗi vận, có lực rất lớn.

 

Kinh nói: Thư với hùng giao hội hợp huyền không, đây là chỉ cái thư hùng của sơn thủy hữu hình mà nói.

Lại nói câu: Hùng với thư huyền không quái nội thôi, đây là nói 2 khí âm dương, tức là thư hùng của vô hình.

Kinh lại nói: “Âm dương tương kiến lưỡng vi nan, nhứt sơn nhứt thủy hà túc ngôn”, xem ra thì cái nghĩa của thư hùng minh bạch rõ ràng vậy.

Thư hùng là sự đối đãi động tĩnh của âm dương. Nói về thể thì 1 động 1 tĩnh, 1 sơn 1 thủy. 1 thật 1 không, tức là thư hùng vậy.

Nói về dụng thì càn khôn chấn tốn khảm ly cấn đoài, tự nhiên khí cảm, tự nhiên giao hợp, tức là thư hùng vậy.

Đàm Dưỡng Ngô trong “huyền không bản nghĩa” có nói ” nói thư hùng; là nói hình, không nói là khí”. Lại nói “trong một tổng thể, sẽ có động và tĩnh, có sơn có thủy, có thực có giả, tức là thư hùng vậy”.

Dương Công Dưỡng lão nói thư hùng như sau, “nhìn hữu hình của sơn thủy, và phân biệt vô hình của âm dương”. Sở dĩ thư hùng chỉ về sự hữu hình của các vật thể, xem phong thủy đầu tiên phải phân biệt đâu là thư đâu là hùng.

Mà thư hùng lại phân thành vài phương diện để xem, đầu tiên phải xem về ngoại cảnh tự nhiên; xem núi núi non có đẹp hay không, lại xem sông suối xung quanh đó tức núi sông đại biểu cho thư hùng, sơn thì tĩnh thuộc âm thuộc thư, thủy thì động, thuộc dương thuộc hùng.

Thứ hai: xem ở vùng đô thị, thị trấn, nơi đất bằng phẳng, không thấy núi cao, sông suối, ngược lại toàn là những tòa nhà, kiến trúc đồ sộ, đường xá đi lại khắp nơi, người đến người đi. Cuộc sống hiện đại mọi người đã quen như thế, dĩ nhiên tại đô thị sẽ không có núi và sông suối, vậy làm sao để phân biệt được đâu là thư đâu là hùng?

Ta lấy những công trình kiến trúc, nhưng tòa nhà cao tầng là sơn, lấy đường xá, ngõ hẽm làm thủy. Những công trình kiến trúc là cố định, bất động, là thực, nên thuộc về âm thuộc thư. Đường đi ngõ hẽm người đi, xe cô tấp nập, kéo theo khí luôn lưu động, là khí động, nên thuộc dương thuộc hùng. Cơ bản ở thành thị nơi quan trọng nhất là đại môn, các giao lộ, đó là những nơi khí luôn động, vì vậy đó là những nơi vượng thủy, khiến cho những nơi đó nạp được vượng khí.

Sở dĩ Đàm Dưỡng Ngô chú giải thiên nguyên ngũ ca có nói “ Dương trạch lập hướng, tại thành thị tất phải lấy hướng làm chủ”. Lại nói “dương trạch chi xuất nhập xử, hoặc không khoáng xử, tức vi động xử, thử xử khán pháp, đương tác thủy dụng, khí chi lưu động tắc nhất dã.”

Trương hợp thứ 3: nếu ở trong phòng thì thư hùng động tĩnh cũng cần phải phân biệt. Cơ bản là phân biệt giữa “không” và “thực”, “thực” là cái mà chúng ta có thể xem nó như là sơn, “không” là nơi trống trãi mà chúng ta có thể xem là thủy.

Những đồ vật như bàn, tủ, giá sách, nơi những đồ vật cao lớn, những đồ vật lớn lâu ngày không đụng đến và tĩnh đều thuộc sơn về âm thuộc thư.

Những nơi hay tới lui, giống như nơi cửa chính, lối đi, điện thoại, đồng hồ, phòng khách, quạt… là động thuộc dương thuộc Hùng.

Ở những nơi núi rừng, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều đồi núi và sông suối, vậy những nơi cao ráo, đồi núi, những thứ đó mang đặc tính là tĩnh, nên thuộc về âm, chúng ta gọi là Thư. Thứ mà động nhất chúng ta có thể thấy là sông suối, chúng luôn chảy, luôn động nên sông suối thuộc dương, gọi là Hùng

Ở nơi đô thị như hiện nay thì những tòa nhà hoặc những kiến trúc cao tầng, những thứ cao và tĩnh chúng ta gọi là Sơn là Thư. Đường xá, xe cộ di chuyển tấp nhập, vì vậy chúng luôn động, chúng ta gọi là Thủy là Hùng.

Ở trong phòng những đồ vật cao, cố định được xem là Thư, những nơi di chuyển nhiều, cầu thang được gọi là Hùng.

Câu nói: Dương công dưỡng lão khán thư hùng, tức là khán sơn thủy hữu hình và vô hình mà biện âm dương vậy. Sơn thủy động tĩnh hữu hình nguyên vốn là 2 khí âm dương của vô hình. Dương Công không nói là tương âm tương dương mà lại nói khán thư hùng nghĩa là sự qua lại của hữu hình tức là giao hợp của vô hình, cho nên âm dương không thể không phối, thư hùng không thể không hợp, không phối với không hợp tức là tương thừa.

Như thấy phương nào có nhiều cao sơn thực địa thì phương đối diện phải có nhiều thủy đạo thấp địa để phối lại, xem hình tương phối đã hiện ra ở tự nhiên thì biết khí giao hợp cũng hiện ra không chút miễn cưỡng, trong điểm này toàn là do nhãn lực và năng lực của người để châm chước mà định, cho nên khi xem địa thì có 5 đại yếu tố của phần biện là long, huyệt, sa, thủy và hướng, “áo ngữ “ thì biện 10 đại chân ý, tránh cái thiên lệch mà tựu nơi chính đáng.

Kinh nói: “ Tiền hậu bát xích bất nghi tạp, tà chánh thụ lai âm dương thủ” . Bát xích (8 thước) thì nói nhỏ vậy, ngoại khí tức hợp, cái nơi 8 thước thì âm dương phải tương phối, thư hùng phải giao hợp, ấy là cái lý không thay đổi, riêng đường đi phương hướng và sự tiêu trưởng (mất còn) của vô hình có hợp thời hay không thì phải phân biệt vậy.

Nguyên thì có thượng hạ nguyên, vận thì có bát quái, khí và vận đã bất đồng thì sự cảm thụ của vật chất đương nhiên cũng tùy theo đó mà biến đổi, cho nên mới phân biện loan đầu có hợp tình hay không và lý khí có hợp thời hay không vậy.

(trích Huyền Không bổn Nghĩa)

 

Nguồn: Phong thủy Nam Việt (tổng hợp)

THAM KHẢO CÙNG CHỦ ĐỀ:

01 - Huyền không Lục pháp

02 - Khái lược phong thủy Huyền Không